Châu nhân: 35 năm xây dựng và phát triển của Hội Cựu chiến binh Việt Nam ( 6/12/1989 – 6/12/2024)
SỰ RA ĐỜI HỘI
CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
1. Tình
hình thế giới, trong nước cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX
Tình hình
thế giới:
Vào cuối thập
kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những biến đổi to lớn
và diễn biến phức tạp. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng
hoảng trầm trọng, toàn diện và sâu sắc. Các thế lực thù địch quốc tế triệt để lợi
dụng và tăng cường can thiệp, phá hoại, thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm xóa
bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Từ cuối những
năm 80 và đầu những năm 90, công cuộc cải tổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu ngày càng chao đảo do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các nước này
thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, phủ định sạch trơn
quá khứ cách mạng, chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản, vào Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tung ra những tư tưởng, quan điểm xa lạ, khiến khủng hoàng chính trị ngày càng
trầm trọng, xã hội ngày càng hỗn loạn, dẫn đến sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên Xô và
các nước Đông Âu là một tổn thất vô cùng to lớn đối với Phong trào Cộng sản quốc
tế, thách thức sự tồn tại của các nước XHCN còn lại do Đảng Cộng sản lãnh đạo,
trong đó có Việt Nam.
Tình hình
trong nước:
Sau khi đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, Đảng ta lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện bị Mỹ cấm vận, bao vây kinh tế, các thế
lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” kích động thực hiện
đa nguyên, câu kết với phần từ xấu trong nước gây mất ổn định về chính trị,
hòng xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN.
Từ cuối những
năm 70 của thế kỷ XX, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, tăng
trưởng kinh tế thụt giảm, lạm phát phi mã, cán cân thanh toán bị mất cân đối
nghiêm trọng, thất nghiệp cao, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong
khi đó, nước ta phải chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc ở biên giới
Tây Nam và phía Bắc, để lại hậu quả nặng nế đối với nền kinh tế, ảnh hưởng đến
uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, thách thức sự tồn tại của chế độ XHCN. Sau Đại
hội VII của Đảng (1991), sự tan rã của Liên xô đã tác động sâu sắc đến nước ta.
Đông đảo cán bộ, và nhân dân lo lắng, một số người dao động, hoài nghi về tiền
đồ của CNXH. Một lần nữa, nước ta lại đứng trước những thử thách hiểm nghèo,
nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ đặt ra hết sức nặng nề.
2. Sự ra đời
Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Sau hơn nửa thế
kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4
triệu CCB, có đủ các thành phần, các thế hệ. Có những đồng chí từng tham gia
các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh năm 1930-1931, tham gia Đội
du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt nam tuyên truyền giải
phóng quân, du kích Ba Tơ... Nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp, số đông trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, đã
từng vào sinh ra tử, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc, được rèn luyện qua thử thách và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu
tranh cách mạng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã
lựa chọn.
Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ vẻ vang trong các lực lượng cách mạng, hàng triệu Cựu chiến binh
(CCB) đã trở lại hậu phương, về với gia đình, hoặc chuyển ngành sang công tác ở
các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền hay các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa
học. Dù ở đâu, giữ bất cứ cương vị nào, làm bất cứ việc gì, tuyệt đại bộ phận
CCB vẫn tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng hái tiếp
tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Trong bối cảnh
tình hình thế giới và trong nước hết sức khó khăn, đông đảo CCB băn khoăn, lo lắng
cho sự bảo vệ thành quả của cách mạng và sự phát triển của đất nước. Với bản
lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc,
nguyện vọng thiết tha của CCB lúc này là, mong muốn nhanh chóng tập hợp lực lượng
CCB Việt nam thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt nam để động viên nhau giữ gìn và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ
Hồ”, có điều kiện thuận lợi tiếp tục đóng góp có hiệu quả hơn cho sự nghiệp bảo
vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách
thức, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ nhau khắc phục đói nghèo, bảo vệ quyền lợi
chính đáng, hợp pháp của CCB, đấu tranh chống lại mọi âm mưu phá hoại của các
thế lực thù địch.
Từ đầu những
năm 80 của thế kỷ XX, ở một số địa phương trong nước đã xuất hiện những câu lạc
bộ CCB, Ban liên lạc truyền thống, Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ, nhằm giúp
nhau giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, giúp nhau
trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, câu lạc bộ CCB đã trực tiếp hoặc
gián tiếp đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức Hội CCB trong cả nước,
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Năm 1986, Đại
hội lần thứ VI của Đảng với quan điểm đổi mới toàn diện đất nước đã tạo điều kiện
thuận lợi để thành lập Hội CCB Việt Nam.
Ngày
06/12/1989, căn cứ Tờ trình của Ban Bí thư, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam. Ngày 6/12 là
Ngày truyền thống của CCB và Hội CCB Việt Nam.
Ngày 3/2/1990,
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 100-QĐ/TW cho thành lập Hội CCB
Việt Nam, chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam gồm 31 đồng
chí, do đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch, có nhiệm vụ dự thảo Điều lệ
Hội CCB và các tài liệu khác để trình Đại hội lần thứ nhất, bầu Ban chấp hành
Trung ương chính thức, giúp các tỉnh, thành phố hình thành tổ chức lâm thời, thực
hiện thu nạp hội viên và chuẩn bị đại hội, làm các thủ tục cần thiết để tổ chức
Hội CCB Việt Nam.
Ngày
24/02/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép thành lập Hội CCB Việt
Nam (Giấy phép số 528/NC).
Ngày
14/4/1990, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ra Quyết định số
5112 -QĐ/MTTQ công nhận Hội CCB là thành viên của MTTQVN
Quyết định cho
thành lập Hội CCB Việt nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng đòi hỏi
khách quan c ủa tình hình cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự
ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính
trị, tinh thần, đáp ứng với sự mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của
CCB Việt Nam.
Hội CCB ra đời
tạo niềm phần khởi, tin tưởng trong đội ngũ CCB, ngay những ngày đầu, đông đảo
CCB từ những đồng chí đã rời quân ngũ nhiều năm, những tướng lĩnh lão thành đã
80-90 tuổi, những anh chị em du kích, tự vệ đã qua chiến đấu, cán bộ và chiến
sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) trong thời kỳ trước và trong Cách mạng Tháng Tám,
trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ đã tự nguyện hăng hái
gia nhập Hội; tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển ở khắp mọi
miền đất nước.
Trong
35 năm qua Hội CCB Việt Nam luôn luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống
“Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện và vận động Nhân dân thực hiện nghiêm đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các cấp Hội tích cực
tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở
cơ sở trong sạch vững mạnh; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; chủ
động ngăn chặn, đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động; phối hợp với
các cơ quan, các ngành các đoàn thể kịp thời tham mưu cho cấp ủy Đảng giải quyết
xử lý kiên quyết, khôn khéo, hiệu quả các điểm “nóng”, tình huống phức tạp, làm
thất bại mọi âm mưu, hành động diễn biến hòa bình", gây
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; góp phần giữ vững ổn định chính trị ở
địa phương. Tổ chức, động viên Cựu chiến binh nêu cao tinh thần tự lực,
tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững,
làm giàu hợp pháp; tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và
các ban ngành, đoàn thể; tham gia tích cực, có hiệu quả các cuộc vận động, các
phong trào của đất nước, địa phương. Vận động quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ
quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” tham gia tổ chức Câu lạc
bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở. Tham
gia thực hiện tốt chế độ, chính sách; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội
viên và Cựu chiến binh. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và Cựu chiến binh Tích cực tham gia
giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng
cho thế hệ trẻ. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng
lợi đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước
Qua 35 năm xây
dựng và trưởng thành, Hội vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí
Minh (năm 2012); Hai Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2002, 2009), Ba Huân
chương Lao động hạng Nhất (năm 2017, 2019, 2022), Huân chương Lao động hạng Ba
(năm 2005) vì đã có công lao to lớn và có nhiều thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc. Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào tặng Huân chương Ítxala (Tự do) hạng Nhất.
Đã có hàng
trăm tập thể, hàng trăm cá nhân của Hội được tặng thưởng Huân chương Lao động
các hạng; Đến nay đã có 22 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới. Hàng trăm tập thể, hàng nghìn cá nhân đã được Thủ tướng Chính
phủ, ban, bộ, ngành, chính quyền các cấp khen thưởng và tặng nhiều danh hiệu
cao quý khác.
Kỷ niệm 35 năm
ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dịp để chúng ta tri ân những người
đã hy sinh và cống hiến cho Tổ quốc. Chúng ta tự hào về những đóng góp to lớn của
các cựu chiến binh và cam kết tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp
này.
Hoài Thu